Ứng dụng tế bào gốc điều trị ung thư

Tế bào gốc (Stem cells) là loại tế bào có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể, phân chia về cơ bản mà không có giới hạn nhằm bổ sung các tế bào khác. Ngoài ra, trong một số cơ quan như ruột hay tủy xương, chúng cũng hoạt động trong việc sửa chữa và thay thế các tế bào mô bị mòn hay hư hỏng. Khi một tế bào gốc phân chia, mỗi tế bào mới lại có khả năng duy trì một tế bào gốc hoặc trở thành một loại tế bào khác có chức năng chuyên biệt hơn, chẳng hạn như tế bào cơ, tế bào máu hay tế bào não. Chính vì đặc điểm này, việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư đã được phát triển.

1. Cấy ghép tế bào gốc

Trong các loại tế bào gốc, tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cell) được ứng dụng nhiều nhất trong điều trị ung thư hiện nay, được tìm thấy ở trong tủy xương và máu của người trưởng thành. Cấy ghép tế bào gốc là một phương pháp phục hồi tế bào gốc tạo máu ở những bệnh nhân ung thư sau điều trị hóa trị hoặc xạ trị liều cao. Các tế bào gốc tạo máu sẽ phát triển thành các loại tế bào máu: Bạch cầu (một phần trong hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng), hồng cầu (vận chuyển oxy trong cơ thể), tiểu cầu (giúp đông máu, đóng vết thương).

 

Tế bào gốc có khả năng phát triển thành các tế bào chuyên biệt (Ảnh: Internet)

 

2. Các loại cấy ghép tế bào gốc

Khi điều trị, tế bào gốc sẽ được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân rồi di chuyển đến tủy xương, thay thế các tế bào đã bị hư hỏng hay bị phá hủy khi xạ trị hoặc hóa trị. Các phương pháp cấy ghép tế bào gốc:

  • Tự thân (Autologous): Các tế bào gốc được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân trước khi hóa trị hay xạ trị. Việc ghép tự thân giúp các tế bào gốc thích ứng và tạo máu nhanh đối với cơ thể.
  • Dị ghép (Allogeneic): Tế bào gốc được lấy từ cơ thể người khác tương hợp.
  • Đồng ghép (Syngeneic): Tế bào gốc được lấy từ anh/chị/em sinh đôi (nếu có).

Sau khi cấy ghép tế bào gốc, sẽ mất vài tháng để tế bào gốc hoạt động và phục hồi các cơ quan nếu thực hiện cấy ghép tự thân. Còn đối với dị ghép và đồng ghép, thời gian lên tới vài năm tùy tình trạng và cơ thể mỗi bệnh nhân.

3. Ứng dụng tế bào gốc điều trị ung thư 

Hiện nay, tế bào gốc được ứng dụng chủ yếu trong điều trị ung thư máu (leukemia, lymphomas, multiple myeloma,…). Ngoài ra, nhiều trường hợp điều trị ung thư vú và ung thư tinh hoàn cũng mang lại kết quả tích cực.

Dịch nguồn: https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/types/stem-cell-transplant

Thực hiện: Biomedic JSC