Nắng nóng cực đoan, hãy quan tâm tới

Những ngày giữa tháng 4 vừa qua, Việt Nam phải chịu đựng nền nhiệt độ cao kỉ lục lên đến 43,4oC tại Hương Khê, Hà Tĩnh (Theo tờ Washingtonpost). Ghi nhận cho thấy, chỉ số tia UV đã lên mức 12, ở mức cực kì nguy hại cho cơ thể nếu tiếp xúc trực tiếp. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh ung thư da. Do đó, chúng ta cần nhận thức rõ về tình trạng nắng nóng cực đoan này để có những phương thức phòng, tránh an toàn.

Tình hình thực tế

El Nino là một hiện tượng thời tiết xảy ra khi nước biển xung quanh dải xích đạo nóng lên bất thường, khiến hơi nước bốc lên nhiều, gây mưa lớn, bão lụt ở một số nơi và hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn ở nhiều khu vực còn lại. Các quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của El Nino là Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Australia. Tại Việt Nam, với sự ảnh hưởng của El Nino và hiện tượng khí nhà kính, nắng nóng sẽ đến sớm (những ngày vừa qua) và kéo dài đến hết tháng 10.

Chỉ số tia UV từ 11+ là mức cực kì nguy hại (Nguồn: www.epa.gov)

Con người chịu tác động như thế nào?

Theo WHO: Nhiệt độ toàn cầu, tần suất và cường độ của sóng nhiệt tăng trong thế kỷ 21 do hậu quả của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ cao vào ban ngày và ban đêm kéo dài tạo ra căng thẳng sinh lý tích lũy trên cơ thể con người, làm tăng nguy cơ tử vong, bao gồm các bệnh về hô hấp, tim mạch, đái tháo đường và bệnh thận. Sóng nhiệt có thể tác động sâu sắc đến phần đông dân số trong thời gian ngắn, gây ra các trường hợp sốc nhiệt, đột quỵ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội (ví dụ như mất năng lực lao động và giảm năng suất lao động). Trong đó, tình trạng thiếu điện thường đi kèm với sóng nhiệt làm gián đoạn hoạt động của các cơ sở y tế, giao thông và cơ sở hạ tầng nước.

Tăng nhiệt nhanh do tiếp xúc với nhiệt độ nóng hơn so với điều kiện trung bình làm ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể và có thể dẫn đến một loạt các bệnh, bao gồm chuột rút do nhiệt, kiệt sức vì nóng, say nắng và tăng thân nhiệt. Tử vong và nhập viện do nhiệt có thể xảy ra cực kỳ nhanh chóng (cùng ngày) hoặc có tác dụng trễ (vài ngày sau đó) và dẫn đến tử vong hoặc bệnh tật do suy giảm sức khỏe, đặc biệt được quan sát thấy trong những ngày đầu tiên của sóng nhiệt. Ngay cả những khác biệt nhỏ từ nhiệt độ trung bình theo mùa cũng liên quan đến tăng bệnh tật và tử vong. Nhiệt độ cực đoan cũng gây ra tình trạng mãn tính trong một số căn bệnh bao gồm tim mạch, hô hấp.

Các tác động của nhiệt độ lên cơ thể con người (Nguồn: www.who.int)

Các đối tượng dễ bị ảnh hưởng của nắng nóng:

  • Người già
  • Trẻ nhỏ
  • Phụ nữ mang thai
  • Người khuyết tật
  • Vận động viên
  • Người lao động trong môi trường nóng bức, ở ngoài trời
  • Người nghèo, người vô gia cư

Chúng ta nên làm gì?

Theo khuyến cáo của WHO, chúng ta nên hạn chế việc đi ra ngoài trời nắng và tiếp xúc với tia cực tím, làm mát cơ thể và môi trường xung quanh tối đa.

  • Giữ không gian sống được thoáng đãng, mát mẻ. Tốt nhất, nhiệt độ phòng nên được giữ ở mức dưới 32 ° C vào ban ngày và 24 ° C vào ban đêm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh và những người trên 60 tuổi hoặc có tình trạng sức khỏe mãn tính.
  • Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể, nên uống nhiều nước trái cây làm mát.
  • Tránh đi ra ngoài trời nóng trong khoảng thời gian từ 10h00 – 16h00. Nếu phải ra ngoài, hãy sử dụng kem chống nắng, kính râm, mũ rộng vành và quần áo bảo hộ.
  • Tránh hoạt động thể chất cường độ cao trong khoảng thời gian nóng trong ngày. Thời gian tốt nhất cho các hoạt động này là từ 4h00 – 7h00.
  • Mặc quần áo nhẹ, rộng từ chất liệu tự nhiên.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh thực phẩm nhiều protein, đường và có chứa caffeine
  • Không để trẻ em hoặc động vật trong xe đang đỗ.
  • Luôn để điều hòa ở ngưỡng nhiệt 25 – 27oC, tránh chênh lệch quá cao với nhiệt độ ngoài trời. Khi cơ thể đang từ nơi lạnh ra nơi nóng hoặc ngược lại, sốc nhiệt sẽ xảy ra và có thể gây tử vong tại chỗ. Đóng cửa ra vào và cửa sổ khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, tránh lãng phí gây mất điện toàn cộng đồng.

Hướng dẫn toàn diện trong bảo vệ sức khỏe mùa nóng của WHO: http://www.euro.who.int/__data/assets/pdf_file/0007/147265/Heat_information_sheet.pdf?ua=1

Ung thư da do bức xạ tia cực tím (UV)

Việc tiếp xúc trực tiếp nhiều và trong thời gian dài với tia UV là nguyên nhân chính thứ 2 dẫn đến ung thư da. Bởi tia UV sẽ làm kích hoạt một số gene gây ung thư trong cơ thể (oncogenes), đồng thời gây bất hoạt các gene ức chế khối u, dẫn đến sự tăng sinh bất thường của tế bào keratinocytes – một trong những dấu hiệu hàng đầu dẫn đến ung thư.

Biomedic cung cấp giải pháp kit xét nghiệm phát hiện 12 đột biến gen gây nên ung thư da, được thực hiện trên hệ thống giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) của hãng Illumina:

  • Bộ kit PNA Clamp BRAF (hãng Panagene) xét nghiệm đột biến BRAF trong ung thư da
  • Bộ kit TruSight Tumor 170 (hãng Illumina) được sử dụng để xét nghiệm đột biến gene gây ung thư da và nhiều loại ung thư khác

Bộ kit TruSight Tumor 170 (hãng Illumina)

Bộ kit PNA Clamp BRAF (hãng Panagene)

  • Các hệ thống NGS được sử dụng để giải trình tự trong xét nghiệm chẩn đoán ung thư da: MiSeq, HiSeq, NovaSeq.

Hệ thống MiSeq

Hệ thống HiSeq

Hệ thống NovaSeq